Tiếp tục series lập trình game cơ bản sử dụng libGDX, bài hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt môi trường để lập trình và tạo mới một project.
Bài hôm nay sẽ có các ý cơ bản sau:
- Cài đặt môi trường và công cụ cần thiết.
- Tạo project mới.
I, Cài đặt môi trường và công cụ cần thiết:
Thì như đã nói ở bài trước, vì libGDX là một framework được viết bằng ngôn ngữ java, nên để chạy sử dụng được thì việc tất yếu là cài JDK, bạn nào học java rồi thì đây là điều đơn giản rồi, mình không cần nói thêm nữa :D
Bạn vào thẳng trang chủ của Oracle để download nha:
http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/index.html
Sau đó bạn Accept License Agreement rồi lựa chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành của mình, chẳng hạn như mình sử dụng Linux thì mình sẽ download bản dành cho Linux, nếu phiên bản hệ điều hành là 32bit thì bạn chọn bản x86, 64bit thì chọn x64.
Ví dụ của mình sử dụng Linux 64bit cho nên mình download bản đã khoanh đỏ. Việc cài đặt JDK trên Linux sẽ có phần khác hơn so với bên Windows, ở trên mạng cũng có khá nhiều bài hướng dẫn, bữa trước mình làm theo hướng dẫn ở blog của anh Quân:
Cài đặt JDK trên Linux
Các bạn xem và làm theo như hướng dẫn là ok.
Lưu ý: Để sử dụng được libGDX thì bạn bắt buộc phải cài JDK phiên bản 6 trở lên, bản thấp hơn sẽ không sử dụng được, các bạn hết sức lưu ý nha.
Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành cài đặt IDE để lập trình, thì như series trước mình đã sử dụng eclipse rồi thì xuyên suốt series này ta sẽ sử dụng eclipse luôn nhé (Các bạn có thể sử dụng android studio, netbean cũng được).
Đây là trang chủ để download eclipse:
http://www.eclipse.org/downloads/
Bản mới nhất của eclipse hiện tại là bản Neon, nhưng mình vẫn sử dụng bản cũ là bản Luna, bạn có thể chọn bất kỳ bản nào, trên Linux để nhanh nhất thì bạn có thể tải bản trên Ubuntu Software Center (nhưng trên này chỉ là bản 3.8, nhưng dùng vẫn ok), nếu muốn dùng bản mới hơn trên linux thì bạn download package tương ứng rồi làm theo hướng dẫn link sau:
Cài đặt eclipse trên Linux
Tiếp theo, để có thể lập trình game cho Android thì bạn cần download Android SDK và cài nó vào:
Đây là link download, bạn kéo xuống dưới sẽ thấy như sau:
https://developer.android.com/studio/index.html
Chọn bản phù hợp với hệ điều hành và download về cài đặt, các bạn nớ đường dẫn cài đặt để lát tạo project mới sẽ cần sử dụng.
Sau khi có JDK, SDK và eclipse rồi thì còn lại thứ trọng tâm ở đây là libGDX framework.
Các bạn vào link sau để tải:
https://libgdx.badlogicgames.com/releases/
Phiên bản mới nhất mình đọc được là bản 1.9.3 nhưng mà vào link tải thì mới release bản 1.6.1 là cao nhất, thôi thì cứ quất bản cao nhất ha :)).
Bạn tải về và lưu ở thư mục bất kỳ, sau đó giải nén ra là xong, chẳng cần cài đặt gì phức tạp lắm,
II, Tạo mới project và chạy thử:
Sau khi giải nén ra thì trong thư mục giải nén bạn sẽ thấy một số file và thư mục sau:
Các bạn thấy các file *.jar kia không, đó sẽ là các file thư viện của libGDX mà ta sẽ thêm vào project. Ngoại trừ file gdx-setup.jar mình khoanh đỏ kia chính là tool mà libGDX tạo ra giúp chúng ta tạo project mới một cách nhanh chóng.
Việc tạo mới project bạn có thể làm thủ công rồi add các thư viện cần thiết vào cũng ok, nhưng dại gì khi đã có tool đúng không nào :D, làm thủ công đôi khi sẽ add thiếu thư viện lỗi tùm lum không biết đâu sửa ha =)).
Rồi, giờ làm sao tạo mới project đây?
Đơn giản thôi, bạn chỉ cần chạy file gdx-setup.jar đó lên là được, trên Windows đơn giản là click vào file đó, còn trên Linux để chạy được thì bạn mở Terminal lên và làm như sau:
- Đầu tiên cd đến thư mục giải nén libGDX đó, ví dụ của mình là /mnt/Learn/libgdx-1.6.1:
cd /mnt/Learn/libgdx-1.6.1
- Sau đó các bạn gõ:
java -jar gdx-setup.jar
Sau khi chạy lên ta sẽ có giao diện như sau:
Name: tên game của bạn, cái này nó sẽ dùng set title mặc định khi game chạy.
Package: Package chứa Game class.
Game class: class chính sẽ được sử dụng chung cho tất cả các project android, desktop, vv
Destination: đường dẫn lưu các Project của chúng ta.
Android SDK: đường dẫn cài SDK.
LibGDX Version: phiên bản libGDX.
Sub Project: bạn muốn build ra nền tảng nào thì tick vào.
Extensions: các thư viện mở rộng.
Sau đó các bạn bấm Advanced, sẽ xuất hiện cửa sổ:
Để import vào Eclipse thì bạn tick vào Eclipse rồi save lại.
Cuối cùng chỉ cần bấm Generate để tiến hành tạo Project.
Vậy là xong, bài hôm nay mình xin dừng ở đây, vì dài quá rồi, bài hôm sau sẽ chúng ta sẽ import vào eclipse và chạy thử, sau đó là tìm hiểu cấu trúc của Project.
Hẹn gặp lại các bạn, cám ơn đã đọc bài viết của mình :D.
0 comments:
Post a Comment