Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại một số cấu trúc lệnh cơ bản trong Java để có thể bắt tay vào lập trình game.
Chúng ta sẽ ôn lại một số thứ sau:
- Cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh điều kiện
- Cấu trúc lặp
Cấu trúc rẽ nhánh thì rất là quen thuộc với chúng ta trong mọi ngôn ngữ lập trình rồi phải không các bạn :), nói chung thì trong Java, cấu trúc lặp hay rẽ nhánh cũng giống C, C++ hay C#, vv,... vậy đó.
1,Cấu trúc rẽ nhánh với switch-case:
- Cú pháp:
switch(bieu_thuc){ case value1 : //Các câu lệnh break; case value2 : //Các câu lệnh break; default : //Các lệnh chạy khi ko có value nào = bieu_thuc }- Lưu ý:
- Biến được sử dụng trong một lệnh switch chỉ có thể là byte, short, int hoặc char.
- Sô lượng case tùy ý
- Giá trị cho một case phải giống kiểu dữ liệu của biến trong switch.
- Khi biến đang được switch là tương đương với một case, các lệnh theo sau case đó sẽ thực thi tới khi gặp lệnh break.
package com.blogspot.xuho95; public class TestSwitchCase { public static void main(String[] args) { final int COIN = 0; final int HEATH = 1; final int MANA = 2; int item = (int) (Math.random() * 3); switch (item) { case COIN: System.out.println("Ban da nhan duoc vat pham vang"); break; case HEATH: System.out.println("Ban da nhan duoc 100 mau"); break; case MANA: System.out.println("Ban da nhan duoc 50 mana"); break; default: break; } } }2, Cấu trúc điều khiển if - else:
a, Câu lệnh if:
- Cú pháp:
if(Bieu_thuc_dieu_kien) { //Cac lenh se thuc thi neu Bieu_thuc_dieu_kien la true }
b, Câu lệnh if - else: - Cú pháp:
if(Bieu_thuc_dieu_kien){ //Thuc thi khi Bieu_thuc_dieu_kien la true }else{ //Thuc thi khi Bieu_thuc_dieu_kien la false }
Ngoài ra chúng ta còn có thể lồng các lệnh if vào với nhau.
Để thay thế lệnh if - else ta còn có thể sử dụng biểu thức điều kiện với cú pháp như sau:
(bieu_thuc) ? (giatri1) : (giatri2);
Nếu bieu_thuc trả về true thì sẽ nhận giatri1, ngược lại sẽ nhận được giatri2.
II, Ôn lại cấu trúc lặp:
1, Cấu trúc lặp với câu lệnh for:
- Cú pháp:
for(khoi_tao_bien; bieu_thuc_dieu_kien; cap_nhat_gia_tri_bien) { //phan than vong lap }
- Ví dụ: Để in ra các số từ 1 đến 10 ta có đoạn code sau:
package com.blogspot.xuho95; public class TestFor { public static void main(String[] args) { for(int i = 1; i <= 10; i++) { System.out.println(i); } } }
2, Cấu trúc lặp với while: - Cú pháp:
while(Bieu_thuc_dieu_kien) { //phan than vong lap }
Nếu Bieu_thuc_dieu_kien trả về true thì vòng lặp vẫn tiếp tục, ngược lại vòng lặp sẽ kết thúc.
- Ví dụ:
package com.blogspot.xuho95; public class TestWhile { public static void main(String args[]) { int x = 1; while( x <= 10 ) { System.out.print("Gia tri cua x : " + x ); x++; } } }
3, Cấu trúc lặp với do - while:
- Cú pháp:
do { // Cac_cau_lenh }while(Bieu_thuc_dieu_kien);
Khác biệt giữa while và do - while đó là: ở do - while các bạn có thể thấy Cac_cau_lenh trong thân vòng lặp sẽ được thực hiện 1 lần rồi mới kiểm tra điều kiện xem có lặp tiếp hay ko?
- Ví dụ: để bắt buộc người dùng nhập vào 1 số nằm trong khoảng từ 1 - 10 chẳng hạn:
package com.blogspot.xuho95; import java.util.Scanner; public class TestDoWhile { public static void main(String[] args) { int num; Scanner scanner = new Scanner(System.in); do { System.out.println("Nham vao 1 so tu nam trong [1-10]:"); num = scanner.nextInt(); } while(num < 1 || num > 10); scanner.close(); } }
Bài hôm nay thì khá là chán vì chỉ ôn lại mấy kiến thức cơ bản này thôi, bài sau sẽ thú vị hơn, mong các bạn theo dõi blog nhé :D. Cám ơn các bạn đã ghé thăm, hẹn gặp lại trong bài sau.
Cho mình hỏi giờ bạn còn lép không vậy
ReplyDelete